Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2018

NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN VỀ RAM MÀ AI CŨNG CẦN BIẾT


Ram máy tính là gì?


     RAM (viết tắt của từ Random Access Memory) là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên của máy tính vì nó có đặc tính: thời gian thực hiện thao tác đọc hoặc ghi đối với mỗi ô nhớ là như nhau, cho dù đang ở bất kỳ vị trí nào trong bộ nhớ. Mỗi ô nhớ của RAM đều có một địa chỉ. Thông thường, mỗi ô nhớ là một byte (8 bit); tuy nhiên hệ thống lại có thể đọc ra hay ghi vào nhiều byte (2, 4, 8 byte). Thông tin lưu trên RAM chỉ là tạm thời, chúng sẽ mất đi khi mất nguồn điện cung cấp.
Theo lí thuyết thì dung lượng RAM càng lớn thì sẽ càng tốt cho hệ thống của bạn nhưng nó còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố: Vào phiên bản hệ điều hành (Windows 32bit hay 64bit) và loại Mainboard mà bạn đang sử dụng. Nếu như bạn đang sử dụng phiên bản 32bit thì chỉ hỗ trợ tối đa là 3.4G RAM mà thôi. Hiện nay có những Mainboard hỗ trợ lên đến 64G RAM, thậm chí nhiều hơn nữa.

Tại sao máy tính cần phải có RAM?

     RAM là nơi mà hệ điều hành, chương trình ứng dụng lưu trữ dữ liệu để CPU có thể nhanh chóng truy xuất. Vậy tại sao lại phải dùng RAM trong khi chúng ta đã có ổ cứng HDD và SSD? Thật ra, việc đọc và ghi dữ liệu trên các ổ cứng điển hình là HDD và SSD vẫn mất rất nhiều thời gian so với việc đọc giữ liệu trực tiếp từ RAM, thời gian truy xuất RAM được tính bằng nano giây trong khi đó thời gian truy xuất trên HDD được tính bằng mili giây).

     Ngoài ra thì việc truy xuất dữ liệu từ ổ cứng mất nhiều thời gian do nó sử dụng kiểu truy xuất tuần tự (Sequential Access) còn RAM thì sử dụng kiểu truy xuất ngẫu nhiên (Random Access).

RAM Laptop và máy tính để bàn (PC) có gì khác nhau?
     Về cơ bản, RAM laptop và RAM dành cho Mainboard PC là giống nhau, nhưng RAM Laptop thì thường là có kích thước nhỏ hơn. RAM PC thì thường có thêm các họa tiết trang trí hoặc thậm chí là hệ thống các đèn Led.

Hiện nay có bao nhiêu loại RAM?
     Trên thực tế, chúng ta đã trải qua rất nhiều đời RAM, nhưng một số đời RAM phổ biến trong chục năm đổ lại đây thì có những loại sau: DDR 1, DDR 2, DDR 3, DDR 4 (mới ra đời năm 2016) và DDR 5 dự tính sẽ ra đời trong năm nay (2018). RAM DDR 4 thì tuy là rất mạnh mẽ nhưng nó vẫn chưa được phổ biến vì vấn đề phần cứng máy tính hiện nay chưa tương thích nhiều với loại RAM này.
v Về dung lượng:
·       RAM DDR 1 có dung lượng rất khiêm tốn, chỉ 32 MB, hoặc 64 MB.
·       RAM DDR 2 có dung lượng đa dạng hơn từ 256 MB đến 2GB.
·       RAM DDR 3DDR 4 có dung lượng khá lớn và hiện tại vẫn đang được tiếp tục nâng cao: 2GB, 4 GB, 8 GB, 16 GB…

v Về dòng CPU tương thích:
·       DDR 1: (Tên đầy đủ của nó là DDR SDRAM, DDR là viết tắt của cụm từ Double Date Rate). Loại RAM DDR 1 này bây giờ rất hiếm, vì nó có tuổi đời hơn chục năm rồi. Và bây giờ nó cũng không còn phù hợp với cấu hình phần cứng hiện tại nữa, nó quá yếu và không thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dùng.
·       DDR 2: Đây là thế hệ tiếp theo của RAM DDR 1 sử dụng cho các bảng mạch sử dụng Chipset Intel dòng 945 -> G31. Loại chip này sử dụng công nghệ chân đế tiếp xúc Socket 775. Và cho tới thời điểm hiện tại (năm 2018) thì còn khá ít máy tính dùng loại này. Loại RAM này thường được sử dụng cho các CPU Intel Core Duo, Core 2 Duo…
·       DDR 3: Có lẽ đây là loại RAM phổ biến nhất thị trường hiện nay, nó được sử dụng rộng rãi cho các thế hệ máy tính đời mới. Loại RAM này thường được sử dụng cùng với CPU Intel Core 2 Duo, Core I3/ I5 hoặc I7….
·       DDR 4: Là loại RAM mạnh mẽ nhất hiện nay, nó chỉ tương thích với một số phần cứng đời mới hiện nay.

v Về số chân trên 1 thanh RAM:

·       DDR 1:184 chân
·       DDR 2 và DDR 3: 240 chân
·   DDR 4: lên tới con số 288 chân 

v Tốc độ BUS (tốc độ truyền tín hiệu giữa CPU và RAM, bus càng cao thì tốc độ hoạt động của RAM càng nhanh):
    Tốc độ truyền tải của RAM hay còn gọi là BUS của RAM có ảnh hưởng trực tiếp đến sức mạnh của hệ thống. Đối với những bạn mà thường xuyên phải sử dụng cùng lúc nhiều phần mềm, nhiều chương trình, hay nói cách khác là máy tính cần phải xử lý nhiều tác vụ truy xuất cùng một lúc thì thì BUS RAM lúc này tỏ ra rất quan trọng. Bạn có thể hiểu đơn giản là BUS của RAM tương tự như tốc độ di chuyển của luồng dữ liệu, khi tốc độ càng lớn thì thời gian hoàn thành công việc càng nhanh.
     Vâng! Không cần phải nói thì chắc các bạn cũng biết, đời RAM càng về sau này thì tốc độ và công nghệ sẽ càng mạnh mẽ.
Ø DDR 1:
·       DDR-200: Còn được gọi là PC-1600. 100 MHz bus với 1600 MB/s bandwidth.
·       DDR-266: Còn được gọi là PC-2100. 133 MHz bus với 2100 MB/s bandwidth.
·       DDR-333: Còn được gọi là PC-2700. 166 MHz bus với 2667 MB/s bandwidth.
·       DDR-400: Còn được gọi là PC-3200. 200 MHz bus với 3200 MB/s bandwidth.
Ø DDR 2:
·       DDR2-400: Còn được gọi là PC2-3200. 100 MHz clock, 200 MHz bus với 3200 MB/s bandwidth.
·       DDR2-533: Còn được gọi là PC2-4200. 133 MHz clock, 266 MHz bus với 4267 MB/s bandwidth.
·       DDR2-667: Còn được gọi là PC2-5300. 166 MHz clock, 333 MHz bus với 5333 MB/s bandwidth.
·       DDR2-800: Còn được gọi là PC2-6400. 200 MHz clock, 400 MHz bus với 6400 MB/s bandwidth
Ø DDR 3:
·       DDR3-1066: Còn được gọi là PC3-8500. 533 MHz clock, 1066 MHz bus với 8528 MB/s bandwidth
·       DDR3-1333: Còn được gọi là PC3-10600. 667 MHz clock, 1333 MHz bus với 10664 MB/s bandwidth
·       DDR3-1600: Còn được gọi là PC3-12800. 800 MHz clock, 1600 MHz bus với 12800 MB/s bandwidth
·       DDR3-2133: Còn được gọi là PC3-17000. 1066 MHz clock, 2133 MHz bus với 17064 MB/s bandwidth
Ø  Riêng về RAM DDR 4: Đây là loại RAM mới nên hiện nay còn rất ít thông tin về nó, nhưng RAM DDR4 có thể truyền dữ liệu với tần số giao động trong khoản 2133-4266MHz

v Sự khác nhau về điện áp sử dụng
     Có thể thấy, càng về sau thì RAM càng tiết kiệm và sử dụng ít điện năng hơn. Tuy nhiên, một số Module bộ nhớ có thể yêu cầu cao hơn so với bảng bên dưới, nhất là khi bộ nhớ hoạt động ở tốc độ xung nhịp cao hơn tốc độ chính thức (ví dụ bạn Overclock (ép xung) bộ nhớ chẳng hạn).


Thế hệ RAM mới DDR4 chỉ sử dụng 1.2V. Đây sẽ không là một sự khác biệt quá lớn khi hầu hết chúng ta đều sử dụng cùng lúc 2 thanh RAM hoặc nhiều  hơn thế. Tuy nhiên, bạn sẽ chẳng thấy bất kì sự thay đổi nào trong hóa đơn điện hàng tháng đâu, bởi RAM DDR 4 chỉ phù hợp với các loại Mainboard và CPU cao cấp hiện nay, chúng có hiệu năng rất cao nên bù lại việc RAM tiết kiệm điện thì cái “đống” kia lại ngốn điện tương đôi nhiều.

v Về tốc độ (triệu đơn vị truyền mỗi giây – MT/s):


v Mật độ tối đa của một chip nhớ (Megabit):


Phân biệt đời RAM qua khe cắm:

Nếu chia RAM làm đôi thì bạn có thể thấy khe lõm trên ram DDR và DDR2 lệch về bên phải. Trong khi đó khe lõm của thanh RAM DDR 3 lệch về bên trái của RAM.

-----------------------------------------------------------------------------------------------Trên đây là toàn bộ những hiểu biết và những gì mình sưu tầm được trên Internet. Hi vọng sẽ giúp ích được cho các bạn phần nào.
Nếu thấy hữu ích, đừng quên nhấn like và share nhé!
Chúc bạn thành công!
(Mọi đóng góp và góp ý xin để lại comment hoặc gửi thư trực tiếp vào hộp thư: thutinhcuanui01@gmail.com)

Không có nhận xét nào:

NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN VỀ RAM MÀ AI CŨNG CẦN BIẾT

Ram máy tính là gì?      RAM  ( viết tắt của từ Random Access Memory ) là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên của máy tính vì nó có đặc tí...